QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN ÉP COPPHA PHỦ PHIM
Quy trình sản xuất ván ép cốp pha phủ phim bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi nhiều yếu tố để cho chất lượng ván ép tốt nhất. Sau đây, Đông Đô xin giới thiệu sơ qua về quá trình tạo ra những tấm ván ép cốp pha phủ phim trong thi công.
Quy trình sản xuất ván ép cốp pha phủ phim gồm 5 bước cơ bản sau đây.
- Nhập nguyên liệu
Nguyên liệu chính để sản xuất ván ép cốp pha ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là gỗ Bạch đàn, gỗ Keo, Cao su. Chúng rất phù hợp để làm cốp pha xây dựng do có chất lượng ổn định, độ giãn nở thấp, ít cong vênh, bền với thời tiết. Hơn nữa, những loại cây này phù hợp với điều kiện tự nhiên nước ta, phát triển tốt, được trồng phổ biến nên thuận lợi hơn về mặt giá thành.
- Gia công gỗ
- Sấy khô
Mặc dù đã trải qua quá trình phơi khô nhưng gỗ tự nhiên bao giờ cũng có độ ẩm nhất định, vì vậy công đoạn sấy là không thể bỏ qua. Việc sấy gỗ giúp tăng cường khả năng chịu lực, chịu nước và có độ bền tốt hơn trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Xếp ván
Gỗ sau khi được lạng mỏng sẽ đem đi sấy khô và tráng keo rồi xếp vuống góc theo hướng vân gỗ ở mỗi lớp. Nhằm tăng khả năng chịu lực, các lớp ván được xếp theo chiều dọc của thớ gỗ.
- Ép ván
Ép các lớp ván bao gồm 2 công đoạn là ép nguội và ép nóng:
– Ép nguội: sau bước xếp ván, người ta ép nguội để các lớp gỗ gắn kết và định hình tốt hơn.
– Ép nóng: phôi sản phẩm sau khi trải qua quá trình ép nguội sẽ được ép nóng cho chắc chắn và hoàn thiện nhằm tăng khả năng chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
- Hoàn thiện ván ép
Sau khi gia công gỗ và định hình tương đối, người ta tiến hành hoàn thiện sản phẩm. Dựa vào yêu cầu của khách hàng, xưởng sản xuất sẽ thực hiện chà nhám và cắt cạnh ván ép theo đúng quy cách.
Bước cuối cùng của quy trình sản xuất ván ép cốp pha là tiến hành phủ phim bề mặt để chống nước, chống trầy xước và tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho ván. Đồng thời, các cạnh ván cũng được sơn lại bằng sơn chống thấm để bảo vệ tốt hơn.